Chất thải rắn là gì? Cách xử lý chất thải rắn an toàn, tiết kiệm

Xử lý chất thải rắn là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường xung quanh. Vì vậy hãy bổ sung ngay những kiến thức cần thiết về chất thải rắn và cách xử lý chúng để đem lại hiệu quả an toàn và tiết kiệm

Người tạo: Truonghien19841010

Ngày nay, với sự phát triển của các ngành công nghiệp, khu đô thị, các dịch vụ tập trung, cùng với tốc độ gia tăng dân số một cách đáng kể. Đây là một trong những nguồn gốc phát sinh ra chất thải rắn. Vậy chất thải rắn là gì? Làm thế nào để xử lý chúng một cách an toàn và tiết kiệm hơn. Mọi thắc mắc chúng tôi xin được giải thích bằng những thông tin dưới đây:

1. Khái niệm về chất thải rắn là gì?

Là khái niệm được dùng dể chỉ các chất tồn tại ở dạng thể rắn. Chúng được thải ra ngoài môi trường từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong các sinh hoạt hằng ngày khi không còn được sử dụng nữa. Ví dụ như là: vỏ xe, chai nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại... Sỡ dĩ gọi chúng là chất thải vì nó có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống tự nhiên. Cần phải có các phương pháp xử lý chất thải nguy hại an toàn, hiệu quả nhất 

Khái niệm chất thải rắn
Khái niệm chất thải rắn

2. Chất thải rắn được chia làm mấy loại

Dựa vào các nguồn gốc phát sinh khác nhau chất thải rắn được chia làm 6 loại:

2.1. Chất thải rắn sinh hoạt là gì? 

Là các chất thải được phát sinh trong quá trình sống, hoạt động, sinh hoạt hằng ngày của con người và động vật. Ví dụ như là: đồ nhựa, gốm sứ, thủy tinh, các đồ gia dụng đã quá hạn sử dụng được làm từ các nguyên vật liệu khác nhau. Nó được chia làm 3 loại:

+ Chất thải hữu cơ: là loại chất dễ bị phân hủy và có khả năng đi vào tái sử dụng cho việc chăm bón cây trồng và là thức ăn cho động vật. Ví dụ: các loại rau củ hư, xác trà, bã cafe, các thức ăn còn thừa hoặc bị thiu.

+ Chất thải vô cơ: là những loại không thể sử dụng và tái chế lại được nữa mà chỉ xử lý chúng bằng cách đem ra khu rác thải để chôn lấp. Ví dụ: gạch, đá, ly, cốc thủy tinh vỡ, đồng hồ hỏng...

+ Chất thải tác chế: là loại khó có thể bị phân hủy mà chỉ đưa vào mục đích tái chế để phục vụ con người. Ví dụ: thùng giấy,sách, báo, cũ, các lon bia, nước ngọt...

Một số chất thải rắn sinh hoạt

Một số chất thải rắn sinh hoạt

2.2. Chất thải rắn công nghiệp là gì?

Là các chất thải ở dạng rắn bị loại ra trong quá trình sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp hoặc các hoạt động khác mà con người không muốn giữ lại bao gồm những nguyên nhiên liệu dư thừa, phế thải và bùn từ hệ thống xử lý nước thải. 

Chất thải rắn công nghiệp gồm có hai loại: nguy hại và không nguy hại

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại: Là các chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có các đặc tính nguy hại như là ăn mòn,dễ cháy, dễ nổ, có độc tính, dễ lây nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường. Ví dụ: dầu nhớt thải, bình ắc quy, bóng đèn, các chất phụ gia, pin...

+ Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: là những chất thải cũng phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp không có các đặc tính nguy hại như là cao su, da, keo dán, ...

Một số chất thải rắn từ công nghiệp
Một số chất thải rắn từ công nghiệp

2.3. Chất thải rắn y tế là gì?

Là các chất phát sinh từ cơ sỡ y tế bao gồm các dụng cụ sau khi sử dụng của bệnh viện và người bệnh. Nó được phân làm các loại như sau: 

+ Chất thải thông thường: là các loại chất phát sinh trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như là chai nhựa, thức ăn, giấy, các lọ thủy tinh

+ Chất thải sắc nhọn: bao gồm các ống kim tiêm, dao mổ, kéo mổ, thủy tinh vỡ,lưỡi dao cạo... Nói chung là các vật dụng có khả năng gây sát thương cao.

+ Các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: bao tay, ống nghiệm, vật cấy, các chất thấm máu, dịch của cơ thể và các chất thải khác được dùng để nghiên cứu bệnh tật như là huyết học, vắc xin, vi rút...

+ Chất thải dược phẩm gồm có những loại thuốc đã hết hạn sử dụng bị hoàn trả lại, hoặc bị hư hỏng cần phải bỏ đi.

+ Chất thải bệnh phẩm bao gồm những vật thể của người nhiễm bệnh có thể băng, gạc, các bộ phận cơ thể người...

Một số chất thải rắn y tế
Một số chất thải rắn y tế

2.4. Chất thải rắn đô thị là gì?

Là tất cả những loại phế phẩm thải ra từ các khu dân cư, khu thương mại, dịch vụ công cộng, cơ quan và các công trình xây dựng. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế - xã việc quản lý chất thải đô thị ngày càng phức tạp hơn. Để quản lý tốt chất thải rắn đô thị cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Việc thu gom, vận chuyển chất thải phải thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả nhất.

- Phải đảm bảo an toàn cho người trực tiếp tham gia xử lý.

- Thực hiện việc thu gom và xử lý bằng các biện pháp khoa học kĩ thuật để đem lai hiệu quả tốt nhất.

- Người tham gia xử lý chất thải phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm .

Thu gom chất thải rắn đô thị
Thu gom rác thải đô thị

2.5. Chất thải rắn xây dựng

Là các phế liệu được thải ra trong các công trình xây dựng mới, sửa chữa, tu bổ, cải tạo, di dời, tháo dỡ và đập phá. Dựa vào nơi phát sinh ta phân loại như sau:

- Loại khả năng tái sử chế được.

- Loại có khả năng tái sử dụng ngay trên công trường hoặc sử dụng ở công trình khác

- Loại không thể tái chế và sử dụng được phải đem đi chôn lấp

- Chất thải nguy hại được phân loại riêng và quản lý theo quy định tại các văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn nguy hại.

Đối với những loại chất thải nguy hại phải được phân loại riêng và quản lý theo quy đinh của Nhà nước.

Rác thải từ công trình xây dựng
Một công trình xây dựng đang bị tháo dỡ

2.6. Chất thải rắn nông nghiệp

Là những loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp từ nhiều nguồn gốc khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, giết mổ động vật bừa bãi … Đây là những loại chất thải không nguy hại. Còn đối với những loại nguy hại nó bao gồm những chai thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và các loại túi nilon được thải ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta.Về lâu dài, những chất độc này sẽ ngấm sâu vào bên trong cơ thể có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư.

chất thải thông nghiệp từ thu hoạch
Các rác thải từ thu hoạch

3. Quy định quản lý chất thải rắn hiện nay

Việc quản lý chất thải rắn Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng có hiệu lực từ 01/07/2020 có nội dung như sau :

- Chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất phải được thu gom và xử lý tại các cơ sở xử lý tập trung;

- Phải bố trí điểm tập kết, trạm trung chuyển phù hợp với điều kiện thu gom CTR của từng địa phương và đảm bảo bán kính phục vụ. Điểm tập kết, trạm trung chuyển CTR phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường;

- Việc xây dựng nhà vệ sinh phải đạt đúng tiêu chuẩn, không được xả phân trực tiếp ra môi trường tự nhiên ao, hồ, hầm cá ...

- Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc phải cách với nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m và buộc phải cây xanh che chắn. Các chất thải từ chuồng trại chăn nuôi phải được thu gom và xử lý sạch sẽ hợp vệ sinh.
Quy định về quản lý chất thải
Phân loại và quản lý chất thải nguy hại

4. Ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải rắn đến môi trường

Hiện nay, chất thải đang là một mối lo ngại to lớn đối sức khỏe và môi trường sống của con người. Theo thông tin của bộ tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm, trên thế giới có hơn 5 triệu người chết và có khoảng 40 triệu trẻ em mắc các chứng bệnh có liên quan tới chất thải. Chất thải rắn là một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này. Không những thế nó còn làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, và làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải rắn đến môi trường
Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường xung quanh

>> Xem thêm: Phương pháp xử lý chất thải nguy hại an toàn, hiệu quả nhất

5. Các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay

Dưới đây là một số phương pháp thông dụng nhất hiện nay:

5.1. Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng cách chôn lấp

Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất trong quá trình xử lý chất thải rắn vì trong quá trình phân hủy nó sẽ tránh được các tình trạng mùi, không khí và sự rò rĩ của chất thải . Một bãi lấp được xem là hợp vệ sinh khi:

- Các chất thải trong bãi phải được đầm nén.

- Để không bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài rác thải phải được che phủ bằng đất hoặc bằng các vật liệu khác.

- Kiểm soát và ngăn chặn kịp thời những tác động xấu làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ưu điểm:

- Tiết kiệm được chi phí đầu tư và xử lý.

- Xử lý được một số lượng lớn chất thải.

Nhược điểm:

- Thời gian phân hủy diễn ra chậm

- Tốn nhiều diện tích.

- Làm ô nhiễm khu vực quản lý.

Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng cách chôn lấp
Mô hình chôn lắp chất thải rắn

5.2. Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt (nhiệt)

Là một trong những phương pháp xử lý được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Phương pháp này thực hiện bằng nguyên lý dùng nhiệt độ để chuyển hóa rác thải, chất thải từ dạng rắn sang các dạng khí, lỏng … Thiêu đốt là giai đoạn xử lý chất thải cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất không thể xử lý bằng những phương pháp khác.

Ưu điểm:

– Với phương pháp xử lý này, nhiệt sinh ra từ lò đốt có thể được tận dụng trong việc sản xuất điện, sử dụng được cho cả lò hơi và lò sưởi.

– Xử lý một cách triệt để các chất gây ô nhiễm, đồng thời giảm thiểu diện tích do rác chiếm

– Xử lý được các loại chất rắn mà không cần phải chôn lấp.

– Loại bỏ được một số chất độc gây nguy hiểm.

– Chất thải sau khi đốt tạo thành các chất có giá trị và có khả năng tái sử dụng

Nhược điểm:

– Công suất vận hành và chi phí thực hiện cao.

– Tác động trực tiếp đến môi trường vì các tro sau khi đốt phải được xử lý tốt

– Nguy cơ gặp rủi ro cao khi có sự thay đổi thành phần chất thải

Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt (nhiệt)
Phương pháp đốt (nhiệt)

5.3. Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ sinh học

Trong các chất thải rắn sinh hoạt có chứa 44-50% thành phần hữu cơ có thể tận dụng để sản xuất phân hữu cơ giúp cải tạo đất trồng nông nghiệp. Vì vậy sử dụng phương pháp ủ sinh học sẽ rất phù hợp.
Phương pháp ủ sinh học là quá trình ổn định sinh hóa chất hữu cơ để tạo thành các chất mùn tạo ra môi trường tối ưu và kiểm soát chúng một cách có khoa học. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, các dự án công nghệ này không được thị trường chấp nhận do không đạt hiệu quả.

Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ sinh học
Quy trình xữ lý chất thải bằng phương pháp ủ sinh học

5.4. Xử lý chất thải rắn bằng khí hóa Plasma 

Tính đến thời điểm hiện nay,phương pháp khí hóa Plasma là một trong những phương pháp tân tân tiến nhất. Điểm mạnh của phương pháp này là dùng nhiệt độ từ 3000 - 7000 tiêu hủy hoàn toàn các mầm bệnh, làm giảm đi diện tích và thể trọng chất thải một cách đáng kể. Không những thế nó còn sản sinh ra một lượng khí lớn có thể phục vụ cho nhu cầu của ngành điện. 

Xử lý chất thải rắn bằng khí hóa Plasma
Hệ thống khí hóa Plasma đang trong quá trình lắp đặt

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ thật sự giúp ích cho bạn. Hiểu và dùng đúng phương pháp sẽ đem lại cho bạn hiệu quả an toàn, tiết kiệm chi phí hơn trong công tác quản lý.

Tags: Chất thải rắn là gì?, Cách xử lý chất thải rắn an toàn, Phân loại chất thải rắn, Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường, Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng khí hóa Plasma, Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ sinh học, Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng cách chôn lấp, Các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay

Tin cùng chuyên mục

Bình luận