Ô nhiễm môi trường do bao bì nilon
Bao bì nilon đã quá quen thuộc đối với người dân mỗi khi đi chợ, mua sắm,... tưởng chừng như đó là chuyện nhỏ, không đáng nói nhưng con số rác thải nilon ra môi trường đã đến mức báo động. Chúng gây "ô nhiễm trắng" trên diện rộng không chủ là 1 quốc gia mà còn là vấn đề của cả thế giới. Nhận ra điều đó ta cần nâng cao ý thức để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Tình hình ô nhiễm môi trường do nilon trên diện rộng
Theo một thống kê do Bộ Tài Nguyên- Môi Trường Việt Nam đưa ra năm 2017, cho thấy chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nylon. Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nylon chiếm đến 7-8%. Các nhà khoa học gọi hệ quả của lượng túi nilon thải ra môi trường là “ô nhiễm trắng”. Cũng từ một thống kê do báo trong nước đưa ra, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 - 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... với mật độ dân số của Việt Nam, tính theo cấp số nhân thì có hàng triệu túi nylon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày. Nói riêng về Việt Nam, thông cáo dẫn một nghiên cứu của Đại học Georgia hôm 13/4 nêu rằng Việt Nam xếp vị trí thứ 4 trên thế giới trong việc gây ô nhiễm biển từ rác thải nhựa
Người tiêu dùng thường xuyển sử dụng bao nilon
Người sử dụng ở đây được chúng tôi khoanh vùng là những người buôn bán nhỏ, lẻ ở các khu chợ hoặc hàng rong, vỉa hè. Chính bản thân họ cũng nhận biết được sự độc hại của túi nylon không thân thiện với môi trường. Túi nylon, qua rất nhiều thập kỷ, đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày của con người. Nó có nhiều tính chất được người sử dụng cho là “ưu điểm” như gọn nhẹ, chắc, giá thành thấp, bền. Chính cái “bền và chắc” của túi nylong cũng chính là sự lo lắng của các nhà khoa học và các nhóm môi trường trên thế giới. Cho dù là thế, một sự thật vẫn không thể chối bỏ được, đó là ‘ô nhiễm trắng’ đang là tiếng kêu cứu của môi trường, nó bao gồm tất cả những vật thể khác rất gần gũi với cuộc sống của con người.
Hậu quả của bao bì nilon mang đến môi trường
Tại sao nilon lại gây ô nhiễm như vậy?
Túi nilon được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa polyetilen (PE) và polypropilen (PP) có nguồn gốc từ dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác. Nhựa polyetylen sản xuất túi nilon thường có hai loại:Low Density Polyethylene-LDPE và High Density Polyethylene-HDPE. Túi nilon có các đặc tính như: độ bền cơ học tốt, trong suốt, bề mặt bóng mịn, chống thấm nước nhưng chống thẩm thấu khí kém. Đặc biệt, túi PP có độ mịn và bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý của nó tốt hơn. Và còn có khả năng chống thấm khí, thấm nước, nên thường được ưa chuộng dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá, hoặc màng chít pallet bọc hàng hoá - thực phẩm
Bao bì nilon tổng hợp đủ màu
Khi sản xuất túi nilon, người ta phải sử dụng các hóa chất phụ gia như phẩm màu, kim loại nặng (chì, cadimi,..), chất hóa dẻo, ....đều là những chất gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Ở nhiệt độ 70-80oC, phụ gia độc hại chứa trong túi nilon sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó, một số chất hóa dẻo có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với chúng. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra một trong những nguy cơ của kiểu ô nhiễm này là việc các hạt vi nhựa từ “hòn đảo” túi nilon xâm nhập vào chuỗi dinh dưỡng thủy sinh, từ đó gây ra đột biến gene cho cá thể. Không những thế, sự xuất hiện từ một khối nhựa khổng lồ trong nước biển cũng làm tăng lên nhiệt độ bề mặt Đại dương, thậm chí nhiệt độ nước biển tại khu vực này có thể còn cao hơn cả phần không khí trên bề mặt của nó.
Nếu sử dụng túi nhựa để đựng các thực phẩm có tính axit như dưa muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại tạo chất có thể gây ung thư. Các mảnh nhựa được tồn đọng trong ruột gây cản trở hoặc tắc hệ tiêu hóa của sinh vật. Do tính chất kỵ nước của nhựa, nilon có khả năng hấp phụ trên bề mặt chúng một lượng lớn các chất ô nhiễm khác như PCBs, PAHs, thuốc trừ sâu ..... Những chất này khi được tích lũy trong cơ thể sinh vật sẽ gây ra những tác hại đối với sinh vật. Như đã đề cập ở trên, rác thải nhựa gây cản trở quá trình tiêu hóa của sinh vật mà còn mang theo những chất độc hại vào trong cơ thể chúng. Việc sử dụng các loại hải sản có chứa rác thải nhựa làm thực phẩm có thể dẫn đến những quan ngại về những hợp chất độc hại hấp phụ trên bề mặt nhựa có thể tích lũy trong cơ thể người và qua thời gian dài có khả năng gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe.
Bên cạnh đó, túi nilon được sản xuất từ PE và PP đều là những vật liệu rất khó bị phân hủy trong điều kiện chôn lấp bình thường nên việc sử dụng túi nilon sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch và đặc biệt còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và gây ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, rác thải từ túi nilon làm mất mỹ quan tới môi truờng xung quanh.
Một nghiên cứu mới công bố gần đây cho thấy 28% tổng số cá thể sinh vật và 55% số loài cá và thân mềm thu được từ Biển Đông khu vực Indonesia có chất thải nhựa trong dạ dày và đường ruột. Chúng đều là những loại hải sản được sử dụng phổ biến làm thực phẩm hàng ngày của người dân Indonesia. Trong khi đó, chưa có những nghiên cứu tương tự từ vùng biển Việt Nam. Mặc dù vậy, hải sản nhiễm rác thải nhựa chiếm tỉ lệ cao ở Indonesia cho thấy những nguy cơ tương tự có thể xảy ra với hải sản được dùng làm thực phẩm ở Việt Nam vì 2 lý do: thứ nhất, Indonesia có lượng rác thải nhựa ra biển nằm trong khoảng dao động tương đương với Việt Nam và những loài hải sản được đề cập đến trong nghiên cứu ở Indonesia như cá nục, cá thu, cá trích, cá dìa cũng đều là những loài được sử dụng phổ biến làm thực phẩm ở Việt Nam. Đó là một vấn đề nghiêm trọng.
Thời gian phân hủy của nilon
Do đặc điểm cấu trúc là các polyme tổng hợp nhân tạo (polystyrene, polyester, polyethylene...), nhựa là một dạng chất thải có tốc độ phân hủy trong môi trường biển rất chậm. Túi nilon cần tới 10-20 năm mới được phân hủy, còn thủy tinh lại mất tận 1 triệu năm mới phân hủy hoàn toàn. Thông thường những mảnh rác thải nhựa lớn sẽ bị phân nhỏ ra dưới các tác động cơ học thành các hạt nhựa nhỏ có kích thước dưới 5 mm (gọi là microplastic). Thông thường phải mất đến hàng trăm năm thậm chí cả hàng nghìn năm để một mảnh rác thải nhựa bị phân hủy hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên. Với đặc tính bền vững trong tự nhiên vốn có của nilon, rác thải nhựa đang tác động hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái biển, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống của các loài sinh vật phù du, các loài rùa biển, cũng như các loài chim biển.

Lượng rác thải nilon ra môi trường
Theo ước tính, mỗi năm con người trên trái đất tạo ra khoảng 1,3 tỷ tấn rác thải. Phần lớn số rác này được xử lý đơn giảng bằng cách chôn lấp bao gồm cả những loại rác thải có thể tái chế được. Việc chôn lấp rác thải vừa gây lãng phí lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm môi trường. Chúng ngăn cản nước ngầm trong lòng đất. Thực vật, sinh vật trog lòng đất không được tiếp dinh dưỡng trực tiếp do nilon ngăn chặn. Dịch bệnh có thể bùng phát từ những bãi chôn lấp. Không được tự ý chôn lấp, đó là nguyên nhân sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nuớc, cũng không được đem đốt vì khi đốt cháy nilon sẽ tạo thành khí cacbonic, metan là những chất gây hiệu ứng nhà kính và thậm chí sinh ra dioxin (có trong chất độc màu da cam) là chất cực độc gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khoẻ và môi trường sống của con người.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do nilon
Rác thải nhựa đang là vấn đề được các nhóm hoạt động môi trường của hầu hết mọi quốc gia trên toàn thế giới đặc biệt quan tâm. Mỗi một nước đều có các chiến dịch kêu gọi sử dụng sản phẩm thay thế cho các loại túi nylon hoặc có cả những hình phạt tù giam nếu người dân sử dụng. Việt Nam cũng thực hiện nhiều chiến dịch tương tự trong những năm qua. Nhân sự kiện Ngày Trái Đất 22/4 sắp đến, các nhà khoa học có ý kiến gì về này? Và thực tế việc “nói không với túi nylon” ở riêng Việt Nam được thực hiện đến đâu?
Các nhà khoa học cần nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tác động của ô nhiễm môi trường từ rác thải nilon đến hệ sinh thái biển Việt Nam và nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng từ ô nhiễm rác thải nhựa đến sức khỏe người dân thông qua sử dụng hải sản. Đây cũng có thể là một hướng nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu vật liệu phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Có như vậy, yêu cầu thay thế dần việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa mới có tính khả thi. Túi nilon xanh là sản phẩm của công ty EnviGreen, Ấn Độ. Khác với những loại túi nilon thông thường, chiếc túi này được làm 100% từ nguyên liệu hữu cơ và có thể tự phân hủy, giúp giảm bớt gánh nặng cho môi trường, cũng không gây tốn kém cho việc xử lý rác thải.. cũng là giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường.
Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nilon nguời sử dụng cần hạn chế sử dụng túi nilon thông thuờng bằng cách sử dụng túi dùng nhiều lần và có khả năng phân huỷ sinh học khi đi mua hàng; không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Thay đổi thói quen sử dụng túi nilon khi đi chợ, siêu thị cũng như khi gói hàng. Thay vào đó là sử dụng các túi xách, làn, giỏ... làm từ vật liệu thân thiện hơn với môi trường. Người tiêu dùng cần phân loại rác thải là túi nilon ngay sau khi sử dụng để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ hoặc tái sản xuất để đảm bảo an toàn về môi truờng. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định.
Bảo vệ môi trường bằng túi giấy
Rác thải nhựa có khả năng tái chế, do đó cần được phân loại riêng từ trong gia đình và ở các thùng rác công cộng để dễ thu gom và tái chế. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên khuyến khích việc thành lập các công ty tư nhân có vai trò thu gom, xử lý và tái chế rác thải thông qua các chính sách ưu đãi về vay vốn, thuế, v.v.
Tuyệt đối không xả các chất thải nhựa ra biển (và xa hơn là không xả tất cả các loại rác thải một cách bừa bãi ra môi trường). Tác giả bài viết đặc biệt lưu ý vấn đề này đối với các khách du lịch khi đi tắm biển. Để thực hiện điều này thì sự giáo dục trong gia đình và nhà trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành thói quen bảo vệ môi trường và xả rác đúng nơi qui định.
Tags: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm trắng, bao bì nilon, rác thải nhựa, rác thải nilon, bao bì tự phân hủy, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, sức khỏe con người