Không cần phải nói thì giới trẻ Việt Nam hiện nay đa phần đều thích phong cách cũng như văn hóa của Hàn Quốc. Cụ thể như thích nền âm nhạc của Hàn Quốc, những bộ phim truyền hình lãnh mạn cùng với những món ăn cay và nóng nhưng đầy kích thích của Hàn Quốc. Nhưng đó chỉ là những yếu tố cấu thành nên những nét đẹp của văn hóa Hàn Quốc.

Người tạo: Admin

Để học tốt tiếng Hàn trước tiên chúng ta cần học văn hóa Hàn Quốc. Biết được văn hóa của Hàn Quốc chúng ta mới dần quen được với phong cách cũng như cách sinh hoạt, cách giao tiếp, cách ăn uống của người dân nơi đây. Và để tiếp tục tìm hiểu thêm những nét văn hóa đặc sắc mà ít người tìm hiểu của Hàn Quốc thì chúng ta hay tiếp tục theo dõi bài viết ngay sau đây nhé.

học tiếng Hàn
Học văn hóa đặc sắc của Hàn Quốc

Ở trong phần trước thì chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn một số những phong tục cũng như tập quán của người Hàn Quốc. Trong bài viết này bạn sẽ được tìm hiểu thêm những nét đẹp cũng như những tinh hoa trong lối sống của người Hàn, từ đó giúp bạn có thêm động lực cũng như sự hứng thú để học tiếng Hàn cơ bản hiệu quả hơn.

Nét văn hóa về Baegil và Dol

Baegil là từ chỉ ngày thứ 100 sau khi một đứa bé người Hàn được sinh ra. Vào dịp này thì sẽ có một bữa tiệc đơn giản được tổ chức. Bữa tiệc Baegil này tổ chức là để chúc mừng đứa bé vượt qua bước ngoặt khó khăn đầu tiên trong suốt quãng đời của mình và chúc mừng người mẹ của bé đã hồi phục sức khoẻ.

Theo như phong tục của người Hàn Quốc quan niệm rằng, trong ngày Baegil nếu gia đình làm cơm nắm, bánh Ttok nhân đậu đỏ cùng với hạt kê và chia cho 100 người thì đứa bé sẽ mau ăn chóng lớn, luôn được khỏe mạnh nên hầu hết gia đình Hàn họ thường chia bánh Ttok cho hàng xóm láng giềng để cầu mong sức khỏe cho con cháu mình. Khi được nhận bánh, hững gia đình được tặng sẽ đặt vào bát cuộn chỉ, gạo hoặc tiền để đáp lễ. Cuộn chỉ mang nghĩa chúc bé khoẻ mạnh và sống lâu, gạo và tiền có nghĩa mong đứa trẻ trở nên thành đạt sau này.

Xem thêm: https://blogcanhan.net/details/doi-dieu-ve-van-hoa-han-quoc-phan-1.html

“Dol” là từ dùng để chỉ kỉ niệm ngày sinh nhật đầu tiên của bé cũng giống như dịp thôi nôi các bé nhỏ ở Việt Nam ta. Vào dịp này người ta sẽ tổ chức một bữa tiệc lớn hơn ngày kỉ niệm Baegil, với mong muốn chúc sức khoẻ và phúc lộc cho bé, người ta sẽ bày một bàn lễ mừng ngày Dol này bao gồm cơm nắm, bánh kê, cuộn chỉ, bát mì sợi, gạo, táo tầu, giấy và bút cọ … được đặt trên bàn lễ, đặc biệt có thêm những vật dụng như sách, giấy, bút chì, tiền, kim, chỉ …. cũng được đặt lên trên bàn cho bé chọn, phong tục này thì khá giống với phong tục của Việt Nam. Khi đó những người trong gia đình nhìn đồ vật mà bé chọn sẽ nói chuyện vui vẻ với nhau về tương lai cũng như nghề nghiệp của bé. Và những phong tục này vẫn còn được lưu truyền trong xã hội hiện đại ngày nay.

Văn hóa Hàn Quốc
Văn hóa Hàn Quốc

Ý nghĩa của món mì sợi (kooksu)

Khi học văn hóa truyền thông Hàn Quốc thì chúng ta phải nhắc đến nền ẩm thực của Hàn Quốc vì Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia có nền ẩm thực nổi tiếng trên thế giới. Và ẩm thực Hàn Quốc còn được thể hiện qua phong tục cưới hỏi của người Hàn. Từ xa xưa trong tiệc cưới của người Hàn Quốc không thể thiếu món mì sợi là vì món ăn này mang lại sự tiện lợi khi tiếp đãi khách, tuy nhiên ở đây món ăn còn có ý nghĩa sâu xa hơn. Món ăn này còn chứa đựng ý nghĩa mong muốn rằng cô dâu và chú rễ sẽ cùng chung sống hạnh phúc muôn đời với nhau như món mì sợi dài và mỏng kia.

Mừng thọ 60 tuổi

Người Hàn Quốc khi đến năm 60 tuổi thì được gọi là Hoegap hoặc Hwangap. Trong ngày Hoegap này, bàn tiệc lớn ăn mừng được chuẩn bị, chủ nhân bữa tiệc Hoegap cùng với người bạn đời của mình ngồi trước bàn tiệc. Người Hàn Quốc nghĩ rằng việc tổ chức bàn tiệc (trong bàn tiệc thường có bánh Ttok, bánh trái…) được chuẩn bị càng cao thì càng thể hiện được lòng hiếu thảo của con cái đối với bố mẹ. Sau khi chuẩn bị bàn tiệc, vợ chồng chủ nhân bữa tiệc ngồi vào bàn thì con cái lần lượt sẽ lạy bố mẹ, rót rượu và dâng lên để chúc thọ.

Và những người họ hàng trẻ hơn hoặc là người ở vai vế thấp hơn cũng lạy và dâng rượu. Tiếp đến là họ hàng rót rượu mời nhau uống và trò chuyện vui vẻ. Trong thời buổi hiện nay thì tuổi thọ của con người ngày càng dài hơn nên trường hợp tổ chức bữa tiệc mừng thọ 70 tuổi lớn hơn 60 tuổi ngày càng nhiều.

Qua một vài nét văn hóa của người Hàn ta thấy được ở họ có sự tôn thờ và kính trọng những người lớn tuổi hơn họ, và đó cũng chính là lý do tại sao trong cách nói của người Hàn Quốc có cả hệ thông kính ngữ được sử dụng cho người lớn tuổi hoặc có cấp bậc cao hơn. Thế nên việc tìm hiểu văn hóa không những giúp chúng ta biết thêm về những điều mới mẻ mà còn giúp chúng ta học tiếng Hàn cơ bản hiêu quả hơn khi biết được quá trình hình thành những cấu trúc ngữ pháp trong cách nói của ngôn ngữ này.

tiếng Hàn
Học tiếng Hàn tốt hơn khi biết những nét văn hóa của người Hàn Quốc

Ngày giỗ của người Hàn

Ở Hàn Quốc, một gia đình thường có rất nhiều loại giỗ như giỗ tổ hay cúng giỗ... trong đó giỗ tổ diễn ra vào buổi sáng vào dịp lễ tết, còn cúng giỗ diễn ra vào đêm của ngày người trong gia đình mất. Thông thường khi nói giỗ thì có nghĩa cúng vào đêm ngày mất, và được tổ chức theo thủ tục giống như của Nho giáo. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương hoặc mỗi gia đình việc chuẩn bị và tiến hành thủ tục cúng giỗ có sự khác nhau. 

Xem thêm: https://blogcanhan.net/details/nhung-luu-y-giup-tu-hoc-tieng-han-hieu-qua.html

Giỗ là phong tục nghiêm túc và phức tạp nhưng vẫn được giữ lại cho đến tận ngày hôm nay. Khi đến ngày giỗ, con cháu khắp nơi cùng tập hợp lại để chia sẻ niềm tự hào với tư cách là con cháu của dòng họ và ca ngợi ân đức của tổ tiên. Việc chuẩn bị bàn lễ trong ngày giỗ có một chút khác nhau tuỳ theo từng gia đình nhưng hầu hết gia đình người Hàn Quốc nào cũng thường đặt các loại hoa quả như hạt dẻ, táo tàu, quả hồng, lê, bánh ngọt, rượu và ngoài ra còn có các món đa dạng khác như các món ăn mặn, canh... bên cạnh đó quần áo cũ cũng được bày lên. Qua bài viết hẳn các bạn đã biết thêm được những nét đẹp trong phong tục của người Hàn Quốc rồi phải không. Chúc các bạn có thể học tiếng Hàn vui vẻ.

Tin cùng chuyên mục

Bình luận